Bài viết này dành cho những producer , mix master đang tìm hiểu về những thiết bị thu âm hỗ trợ mình trong công việc, vậy hôm nay TN STUDIO cùng các bạn tìm hiểu về thiết bị thu âm không thể thiếu đó chính là thiết bị kiểm âm phổ biến đó chính là tai nghe kiểm âm và tai nghe kiểm âm quan trọng như thế nào trong mixing nha.
TAI NGHE KIỂM ÂM LÀ GÌ ?
Nghe qua tên thôi là chúng ta đã biết về sức mạnh của nó” kiểm âm”. Tai nghe kiểm âm giúp chúng ta có thể kiểm soát được chất lượng âm thanh đầu ra nó mang lại cho anh em chất lượng âm thanh trung thực, độ phân tầng âm thanh cao giúp anh em có thể phát hiện là được độ ” đẹp, xấu” trong âm thanh của mình. Thay vì chúng ta trang bị cho mình những chiếc loa kiểm âm chất lượng thì tai nghe kiểm âm cũng là sự lựa chọn hàng đầu cho những anh em có tài chính hạn hẹp nhưng vẫn mua được được sản phẩm để kiểm tra âm thanh mình thu âm hoặc livestreams. Bạn có thể tham khảo một vài tai nghe kiểm âm chất lượng mà giá thành phù hợp với nhu cầu và giá tiền của mình tại shop của chúng tôi.
Nên chọn tai nghe kiểm âm như thế nào ?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tai nghe kiểm âm và tai nghe kiểm âm được chia làm 2 loại chính: Closed – Back Headphone và Open – Back Headphone
1. Tai nghe Closed – Back ( Tai nghe đóng)
Ta có thể bắt gặp các tai nghe kiểm âm dạng này ở các phân khúc tai nghe tầm trung hoặc tầm thấp. Nhưng trong vài năm trở lại đây thì cũng xuất hiện nhiều model thuộc phân khúc tầm cao nhiều hơn. Chỉ cần nghe tới từ “đóng” và nhìn kiểu liền một khối của củ tai, nó cho ta cảm giác âm thanh được bọc kín và không bị lọt ra ngoài. Người nghe cũng ít phải chịu những ảnh hưởng của các tạp âm bên ngoài. Đó là chưa kể tới các công nghệ chống ồn hiện đại nhất. Và quả đúng là như vậy, bản thân chiếc tai nghe theo kiểu closed-back sẽ đóng kín đôi tai của bạn trong một không gian nhất định và bạn sẽ hoàn toàn chìm đắm vào không gian âm nhạc tỏa ra từ chính tai nghe đó. Khả năng cách âm của nó cực kỳ tốt.
Các tai nghe kiểu này như ta thấy, củ tai tròn to ôm gọn đôi tai bằng một lớp đệm bằng xốp mút hoặc chất liệu giả da. Nó tạo cảm giác êm ái và nâng niu đôi tai cho vành tai không bị đau nhức khi sử dụng cả ngày dài. Nhưng quan trọng hơn cả là việc này sẽ mang lại khả năng cách âm rất cao bởi chất liệu cấu thành. Theo các nghiên cứu chính thức thì chỉ riêng việc thiết kế củ tai như vậy đã giúp người dùng loại bỏ được tới 10 decibel tiếng ồn. Đó là ngưỡng mà những tiếng nói xung quanh, tiếng xe từ xa hay tiếng chim hót mà tai người có thể nghe được. Do đó, nếu trong môi trường không có quá nhiều tạp âm hay các âm thanh lớn thì bạn chỉ cần một chiếc tai nghe dạng đóng là có thể tha hồ thưởng thức âm nhạc mà chẳng cần tới các công nghệ chống ồn đắt tiền.
2. Tai nghe Open – Back ( Tai nghe mở)
Nếu các tai nghe dạng đóng có khả năng cách âm cực tốt và đem lại khả năng hưởng thụ chuẩn thì các tai nghe mở sẽ bị bỏ rơi? Câu trả lời là không. Cái thiết kế có nhiều phần hở để thông khí chính là những ưu điểm mà dạng đóng không có. Vậy nó là thế nào?
Đó chắc chắn sẽ là sự trái ngược trong cách trải nghiệm của người nghe khi mang các tai nghe kiểu này so với dạng đóng. Nếu ở tai nghe đóng, âm thanh kín và sống động nhưng vì nó kín nên không thể tạo ra được sự sâu và rộng như kiểu mở. Việc thiết kế các lỗ thông hơi là để không khí di chuyển liên tục, các tín hiệu âm thanh cho ta cảm giác rộng rãi, thoáng đãng trong chính không gian âm thanh mà ta đang trải nghiệm. Hay cũng có thể gọi đó là âm trường lớn . Âm trường là một khái niệm để chỉ cảm nhận của người nghe về độ rộng lớn của các nguồn phát mà người đó có thể hình dung ra được.
Tổng Kết
Nên tùy theo khả năng sử dụng của mình như thế nào và chọn lựa cho phù hợp mọi người nhé ! Hãy thử hình dung về nhu cầu của bạn. Bạn cần gì, thường nghe nhạc ở đâu và khi nào? Với dân văn phòng, học sinh sinh viên hay những người thường di chuyển tới nhiều nơi khác nhau thì tai nghe closed-back hẳn nhiên là lựa chọn lý tưởng hơn cả. Nhưng nếu bạn thực sự đòi hỏi những trải nghiệm tương tự đẳng cấp rạp hát và sẵn lòng nhốt mình trong những phòng kín thì tai nghe open-back chính là dành cho bạn.
Vậy là bạn đã có thể phân biệt được hai loại tai nghe: đóng (closed-back) và mở (open-back) một cách khá rõ ràng. Thị trường sản xuất tai nghe có vô vàn các model tai nghe trùm đầu được thiết kế theo hai loại trên, do đó nếu thử tai nghe và thấy có sự khác biệt thì đó cũng là do cấu tạo của chúng.